Cách làm chuối dừa rim nước dừa đường thốt nốt


Cách làm chuối dừa rim nước dừa đường thốt nốt

Chia sẻ công thức và cách làm chuối dừa rim đường. Chuối dừa luộc nước dừa và đường thốt nốt có màu đỏ đẹp, chuối ăn dẻo ngọt, dừa béo giòn hấp dẫn
Công thức: Bánh Khác

Nguyên liệu

  • 1 nải chuối xiêm
  • 200g đường thốt nốt
  • 1 trái dừa già (trái to)
  • ít mè đen, mè trắng
  • Dừa nạo

Hướng dẫn

  1. - Chuối bóc vỏ rồi ngâm trong thau nước muối chanh. Vớt chuối ra, rửa qua vài lần nước cho hết vị chua mặn.
  2. - Cho đường thốt nốt vào chảo, nấu chảy. Cho nước dừa vào, khi nước dừa xôi thì cho chuối vào. Ban đầu để lửa vừa hoặc lớn cho nhanh sôi, khi nước đường bắt đầu sánh và hơi cạn thì vặn lửa nhỏ.
  3. - Dừa cắt miếng vừa ăn, khi nước đường gần cạn thì cho vào. Sên lửa nhỏ đến khi chuối chuyển sang màu đỏ. Khi ăn, rắc dừa nạo và mè rang lên.

Ghi chú

- Chuối rim đường nên chọn chuối xiêm, nải còn xanh và trái chuối hơi vàng, bóp vào thấy không quá mềm là được. Nếu dùng chuối chín, khi sên rất dễ bị nát chuối.
- Dừa rim đường phải dừa già. Dừa già cho nước ngọt, mùi nước dừa thơm và cùi dừa sau khi sên xong có độ béo giòn hấp dẫn. Nếu cùi dừa chưa già, khi sên xong ăn sẽ hơn mềm, ít giòn.
- Chuối và dừa rim đường thốt nốt nếu ăn không hết, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 1 tháng. Khi ăn, nên hấp cho nóng lại để chuối có độ mềm dẻo, không bị cứng.

Thông tin dinh dưỡng

Khẩu phần: 4 người
 

Cách làm chuối ngào đường màu đỏ

Chuối ngào đường – món ăn vặt độc lạ ở Bạc Liêu

Quả chuối giòn sần sật được áo trong lớp đường thốt nốt ngọt lịm là thức quà vặt gắn với tuổi thơ nhiều người Bạc Liêu.

Trước kia, chuối ngào đường rất phổ biến ở Bạc Liêu, bày bán khắp nơi. Tuy nhiên, hiện chỉ còn vài điểm bán trong thành phố, trong đó có quầy chuối trên đường Trần Phú được nhiều người yêu thích. Quầy trên vỉa hè, đơn giản, gồm chiếc bếp than xếp đầy chuối nướng, bánh khoai nướng. Kế bên là thau chuối ngào đường màu đỏ sậm đặc trưng.

Muốn làm chuối ngào đường ngon, người bán phải dùng quả chuối còn hơi sống, không quá chín. Do đó, sau khi lột vỏ, chuối được ngâm với nước phèn chua khoảng 15 phút để loại bỏ hết mủ, đồng thời giúp quả chuối trắng, đẹp. Rửa sạch chuối với nước lạnh, vớt ra để ráo.

Nhiều người dùng chuối sứ để ngào đường. Nhưng chuẩn miền Tây nhất là phải dùng chuối sáp, sẽ ngon và đúng điệu hơn. Đối với chuối sáp, người bán phải luộc chín để mật chuối dồn vô giữa, ngọt lịm. Thông thường, người ta sử dụng đường thốt nốt để có vị ngọt đậm mà không quá gắt, màu sắc đẹp.

Cách làm chuối ngào đường không khó, giống các món mứt. Cho đường thốt nốt và nước lọc vô chảo, nấu tan ra thành màu như caramel. Nhỏ vài giọt chanh vào nước đường giúp đường không bị đông cứng lại. Tiếp đến, cho nguyên quả chuối vào chảo, đảo đều. Khi thấy đường ngấm dần vào chuối thì người bán liên tục dùng muỗng rưới đường đều lên quả chuối, tạo màu đẹp. Cuối cùng, rắc thêm mè trắng rang là xong.

Trái chuối ngào được phục vụ kèm chút nước đường. Cắn một miếng, thực khách cảm nhận vị ngọt và một chút vị chua của chuối sáp hay chuối sứ, chút mè rang thơm, ăn một lần là nhớ mãi. Món ăn vặt dân dã này thích hợp dành cho người ưa ngọt hoặc những ai mê ăn mứt, kẹo. Tuy nhiên, nếu muốn khám phá ẩm thực địa phương, bạn hãy nếm thử cho biết khi có dịp ghé Bạc Liêu. Một trái chuối nhỏ thấm đẫm nước đường có giá khoảng 3.000 đồng. Khách mua nhiều thì rẻ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Rate this recipe: