Cách làm dứa ngâm đường chua ngọt để được lâu


Cách làm dứa ngâm đường chua ngọt để được lâu

Chia sẻ công thức và cách làm dứa ngâm đường phèn ngon tại nhà. Thơm (khóm, dứa) ngâm đường khi pha nước uống có vị chua ngọt, thanh mát rất hấp dẫn.
Công thức: Đồ Uống

Nguyên liệu

  • 1 trái dứa (thơm, khóm - khoảng 1kg)
  • 300g đường phèn
  • 400ml nước
  • ít muối

Hướng dẫn

  1. - Thơm mua về rửa sạch, cắt lát (dày 3 - 4mm), bỏ cùi. Xốc đều thơm với ⅔ lượng đường, đem phơi nắng 2 - 3 tiếng.
  2. - Cho ⅓ lượng đường còn lại vào chảo, nấu cho đường tan chảy và chuyển sang màu vàng. Tắt bếp, cho từ từ 400ml nước vào. Bật bếp lên, nấu cho đường và nước đường sôi lên, cho thêm xíu muối.
  3. - Cho hết phần thơm đã ướp đường vào nước đường. Trụng 30 - 45 giây, vớt thơm ra để nguội. Hớt bọt cho nước đường sạch, để nước đường sôi 2 - 3 phút, tắt bếp, để nguội.
  4. - Múc thơm cho vào hủ, đổ nước đường vào. Bảo quản bên ngoài hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi uống, bạn chuẩn bị ít đá viên, thêm nước (hoặc trà) rồi múc thêm nước dứa sao cho vừa uống.

Ghi chú

- Nếu ướp thơm với đường không đem phơi nắng, cần ít nhất 3 - 4 tiếng để đường tan và thấm vào thơm. Nếu đem phơi năng, thỉnh thoảng xốc đều lên thì chỉ cần 2 tiếng là đủ.
- Tùy vào độ chua ngọt, độ chín và sở thích mà các bạn gia giảm lượng đường cho phù hợp. Thường thì, 3kg khóm sẽ cần 1kg đường. Đường nấu khóm nên chọn đường phèn hoặc đường vàng, khi pha nước uống sẽ có mùi thơm, màu đẹp và thanh mát hơn.
- Bạn nên dùng hủ thủy tinh để đựng dứa ngâm đường. Bảo quản dứa ngâm bên ngoài từ 1 - 2 tuần, để trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 - 3 tháng.

Thông tin dinh dưỡng

Khẩu phần: 4 người
 

Cách làm siro dứa ngâm đường

Siro dứa ngâm đường là một loại thức uống truyền thống được làm từ dứa tươi và đường. Siro dứa có hương vị thơm ngon và hấp dẫn, và nó cũng có một số lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích tiềm năng của siro dứa ngâm đường uống:

  1. Cung cấp năng lượng: Siro dứa ngâm đường chứa nhiều đường tự nhiên từ dứa và đường. Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể và có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo và tăng cường hiệu suất cơ thể trong một thời gian ngắn.
  2. Chất chống oxy hóa: Dứa là một nguồn phong phú các chất chống oxy hóa như vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa khác. Những chất này có khả năng chống lại tác động của gốc tự do trong cơ thể và có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và lão hóa.
  3. Tốt cho hệ tiêu hóa: Dứa chứa một enzyme gọi là bromelain, có khả năng giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Bromelain cũng có thể giúp giảm viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa và cải thiện quá trình tiêu hóa tổng thể.
  4. Hỗ trợ hệ miễn dịch: Dứa chứa nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng cho hệ miễn dịch. Vitamin C giúp tăng cường chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật và tăng khả năng phục hồi sau khi bị ốm.
  5. Tác động chống vi khuẩn: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain trong dứa có khả năng chống vi khuẩn và kháng nấm. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Rate this recipe: