Cách nấu chè mít thập cẩm ngon tại nhà


Cách nấu chè mít thập cẩm ngon tại nhà

Chia sẻ công thức và cách nấu chè mít thập cẩm ngon tại nhà. Chè mít nổi bật với mùi thơm của mít và sầu riêng, hòa quyện cùng vị béo nước cốt dừa rất hấp dẫn.
Công thức: Chè

Nguyên liệu

  • 600g mít (tính cả hột)
  • 300g khoai lang
  • 500g sầu riêng
  • 50g đậu xanh còn vỏ
  • 50g đậu xanh cà vỏ
  • 15g phổ tai
  • 400ml nước cốt dừa
  • 50g bột báng
  • 60g bột khoai
  • 100g đậu phộng
  • 200g đường phèn
  • 100g lá dứa
  • 2ml vani
  • 2.5L nước

Hướng dẫn

  1. - Đậu phộng ngâm qua đêm, luộc chín mềm. Bột báng và bột khoai ngâm 2 tiếng. Đậu xanh còn vỏ và đậu xanh cà vỏ ngâm 30 phút - 1 tiếng. Phổ tai ngâm 15 phút. Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, ngâm nước muối. Tất cả nguyên liệu ngâm xong cần rửa sạch, để ráo.
  2. - Bắt nồi nước lên bếp, khi nước sôi thả bó lá dứa vào cùng xíu muối. Cho bột báng vào, khi thấy bột báng hơi trong thì cho tiếp bột khoai và khoai lang vào.
  3. - Khi nước sôi lên trở lại, cho đậu xanh còn vỏ vào. Nấu 2 phút, cho đậu xanh cà vỏ vào. Khuấy đều để tránh bột cháy dưới đáy nồi.
  4. - Khi đậu xanh nở, cho đường phèn vào khuấy đều đến khi đường tan hết. Cho đậu phộng, nước cốt dừa, mít và sầu riêng vào. Khuấy sơ, nấu cho sôi trở lại. Tắt bếp.
  5. - Cho vào nồi chè 1 muỗng cafe vani, khuấy đều. Khi chè nguội hoàn toàn, cho vào hộp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 - 4 ngày.

Ghi chú

- Để mít nổi lên trên mặt chè và ăn mít ngon, các bạn chỉ nấu vừa chín tới hoặc nấu sơ mít là được. Nấu quá kỹ làm mít bị mềm, chìm xuống đáy. Sầu riêng nên cho vào sau cùng, nấu sầu riêng quá lâu sẽ làm mất mùi, giảm độ thơm của món chè.
- Chè mít thập cẩm muốn béo và thơm nhiều, bạn nên dùng nước cốt dừa tươi. Với nồi chè 2L, bạn mua khoảng 1 - 2 trái dừa khô, nhờ người bán nạo giùm hoặc vắt luôn nước cốt. Nước cốt dừa lon mặc dù tiện lợi, nhưng không thơm ngon bằng nước cốt dừa tươi.
- Nếu muốn chè mít thập cẩm sánh đặc hơn, bạn có thể pha 2 muỗng canh bột năng (bột gạo, bột bắp) với 100ml nước. Khuấy cho tan bột năng rồi đổ vào nồi chè, khuấy sơ chờ cho bột năng chín thì chè sẽ sánh đặc.

Thông tin dinh dưỡng

Khẩu phần: 4 người
 

Cách làm chè mít

Mít là gì?
Mít là loại trái cây khá quen thuộc, gần gũi và phát triển rộng rãi khắp nước ta. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà loại quả này vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta.

Tên gọi khác của: Khnor (Campuchia), may mi (Lào), mac mi… Tên khoa học: Artocarpus integrifolia L.f.

Mít thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít dai, mít na, mít Thái…

Tác dụng Y học hiện đại
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, mít là thực phẩm giàu kali, nhờ đó mà giúp điều hòa huyết áp cũng như nhịp tim cơ thể ổn định theo cơ chế chống lại tác động của natri và giảm sức căng của thành mạch máu.

Hỗ trợ mạch máu

Khi nghiên cứu trên chuột cho thấy: Hạt mít làm giảm mức cholesterol, LDL, đồng thời làm tăng lượng HDL. Bên cạnh đó, quả còn cung cấp chất sắt dồi dào, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ tái tạo máu trong cơ thể.

Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư

Theo Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, cây có chứa các chất phytochemical. Những chất này có đặc tính chống oxy hóa, chống lại tác động của các gốc tự do gây hại cho tế bào.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Các tài liệu đã ghi nhận rằng, mít có chỉ số đường huyết trung bình, các bộ phận của cây hầu như có thể giúp trị bệnh đái tháo đường loại 2. Lá mít giúp ngăn chặn tế bào tuyến tụy thoái hóa, nhờ đó insulin giúp điều hòa ổn định đường huyết cơ thể.

Kháng viêm, chống khuẩn, kháng nấm, thúc đẩy làm nhanh lành vết thương

Lượng vitamin C dồi dào giúp hệ thống miễn dịch chắc khỏe cũng như tạo ra collagen, tăng sức miễn dịch. Các vitamin A cải thiện thị lực, bảo vệ mắt trước những tổn thương của môi trường. Ngoài ra, quả còn giàu magie, hỗ trợ hấp thu canxi ngăn ngừa loãng xương.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Do chứa nhiều chất xơ, mít giúp việc đi tiêu dễ dàng, chống táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

Kích thích tuyến sữa ở sản phụ

Phụ nữ sau sinh sử dụng mít non giúp thông tuyến sữa, trợ tiêu hóa.

Tác dụng Y học cổ truyền
Tính vị:

Quả xanh: vị chát, tính bình, còn khi chín có vị ngọt, tính ấm.

Hạt: vị ngọt, tính bình.

Nhựa: Vị nhạt, tính bình.

Tác dụng:

Quả xanh giúp hoạt huyết, an thần, làm săn da…Lúc quả chín giúp giảm khát, giảm nóng trong người hay bứt rứt, giúp hít thở thông lợi, bổ dưỡng, ích khí…

Hạt bổ dưỡng, ích khí, thông sữa, thông tiểu tiện…

Nhựa hỗ trợ giảm đau, giải độc, trừ mụn nhọt tích tụ…,

Lá giúp tiêu hoá, an thần, lợi sữa…

Mít giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe và nhan sắc của chị em phụ nữ

Tác dụng của Mít đối với sức khỏe con người
Múi mít khô chứa 11-15 % đường (fructose và glucose), một ít tinh dầu mùi thơm, 1,6% protid, 1-2 % muối khoáng bao gồm Canxi 0,14 mg%, vitamin B2 0,04 mg%, vitamin C 4 mg%, nhiều chất xơ… Bên cạnh đó, những bộ phận khác của mít cũng chứa nhiều dinh dưỡng như:

Rễ chứa hợp chất phenol là heterophylol và 9 flavonoic

Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng.

Có nhựa mủ trắng như sữa, khô và rất dính ở toàn cây và lá.

Trong gỗ mít chứa hợp chất saponin, tannin, flavon như artocarpin, artocarpanon, xyanomaclurin…

chè mít là sự kết hợp giữa các nguyên liệu chính, bao gồm mít và các nguyên liệu khác các thực phẩm này đều quen thuộc, gần gũi với người dân Việt và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp với nhau sẽ mang đến món ăn ngon thơm, cuốn hút với rất nhiều lợi ích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Rate this recipe: