Khám Phá Bí Mật Sau Những Chiếc Bánh Mochi Nhật Bản

Cũng giống như Việt Nam, gạo là một thứ không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân Nhật Bản. Nếu Việt Nam có chiếc bánh chưng bánh giầy truyền thống thì Nhật cũng có chiếc bánh mochi Nhật Bản là món bánh truyền thống được sử dụng trong rất nhiều dịp từ lễ tết đến các lễ hội truyền thống. 

Cách Làm Bánh Mochi Nước – Mizu Shingen Mochi của Nhật Bản

Lịch sử của chiếc bánh mochi Nhật Bản

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo nếp. Không chỉ để ăn trong hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh trong các dịp lễ tết.

Bánh Mochi đã xuất hiện từ rất lâu ở Nhật Bản, vào khoảng thế kỷ 18 tại kinh thành Edo. Với người Nhật, gạo được xem là thứ quý giá nhất được đất trời ban tặng. Nên bánh Mochi được làm từ gạo mang lại ý nghĩa may mắn mà thần linh tặng cho loài người.

Thành phần của bánh Mochi

Mỗi chiếc bánh Mochi thông thường bao gồm 3 lớp vỏ, lớp giữa và nhân

  • Lớp vỏ: làm bằng gạo nếp dẻo được chọn lọc và làm rất kỹ
  • Lớp giữa: là lớp nhân đậu đỏ.
  • Lớp nhân: thường là kem lạnh.

Cách làm bánh mochi thủ công tại Nhật

Để làm được một chiếc bánh mochi bằng phương pháp thủ công gồm rất nhiều công đoạn. Điểm khác biệt giữa bánh mochi thủ công và bằng máy là ở công đoạn giã gạo.

Thường gạo sau khi được hấp chín sẽ được cho vào cối để giã. Những nghệ nhân sẽ dùng chày và giã gạo để tạo nên bột gạo nếp dẻo mịn làm vỏ bánh. Công đoạn giã giã gạo này đòi hỏi kỹ thuật cao của các nghệ nhân.

Khi gạo được cho vào cối để giã, hai người cầm chày sẽ giã liên tục với tốc độ cao. Một người khác sẽ làm nhiệm vụ đảo bột liên tục trong cối giã để bột được đều và mịn

Nguy hiểm ở đây là khi giã bột với tốc độ cao, người đảo bột sẽ phải chú ý vào nhịp chày để cho tay vào đảo bột.

Các loại bánh mochi thông dụng

Daifuku Mochi

Thường được dùng trong các dịp tết với nhân được làm từ đậu đỏ hoặc đậu trắng sên đường.

Ichigo Daifuku

Được dùng trong những ngày tết nhưng thường dành cho trẻ em. Ichigo Daifuku có lớp vỏ bánh giống như bánh Daifuku nhưng nhân ngoài đậu đỏ sên đường sẽ có thêm một trái dâu

Kusa mochi

Đây là món bánh mochi được làm rất phổ biến ở nhiều vùng quê Nhật Bản. Bánh được tạo nên từ cây ngải cứu và nhân bằng đậu đỏ sên đường. Chính vì thế mà còn được gọi với cái tên là mochi ngải cứu, mochi cỏ xanh hay Yomogi Mochi.

Ice Cream Mochi

Nghe tên thôi chắc các bạn đã biết loại mochi này có nhân kem rồi phải không. Loại bánh này có lớp vỏ ngoài được làm từ bột Mochiko và nhân bánh làm từ các loại kem khác nhau. Bình thường sau khi làm xong người Nhật sẽ để bánh trong tủ lạnh, khi chuẩn bị ăn họ mới bỏ ra ngoài để tránh làm nhân bánh bị tan chảy.

Kinako Mochi

Bánh gần giống với bánh mochi nướng nhưng được làm với hình dạng của bánh mochi thông thường. Sau khi nặn, người ta sẽ cho vào lò nướng lên và phủ một lớp bột đậu nành lên trên khi ăn.

Sakura Mochi

Được làm giống như món bánh mochi truyền thống nhưng người ta sẽ quấn bên ngoài một chiếc lá của cây hoa anh đào.

Hishi Mochi

Là bánh được làm phổ biến trong lễ hội Hina Matsuri – lễ hội dành cho các bé gái ở Nhật Bản. Món bánh này được làm cho trẻ con ăn nên sẽ có màu sắc tươi tắn

Bánh mochi Nhật Bản là một đặc trưng trong ngày lễ tết trong ẩm thực Nhật Bản. Hy vọng bài viết trên của Mochiba sẽ giúp bạn hiểu nhiều về những chiếc bánh mochi này. Nếu bạn có thời gian ghé thăm xứ Phù Tang thì hãy thưởng thức ngay món bánh mochi này nhé.

TOP từ khóa tìm kiếm

  • bánh mochi

  • mochi kem

  • bánh mochi kem lạnh

  • bánh mochi nhật

  • bánh mochi lạnh

  • mochi kem lạnh

  • bánh mochi tươi

  • bánh mochi kem

  • banh mochi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.