Lễ Hội Muchitsuki & Nguồn Gốc Bánh Mochi

Bánh Mochi (餅, もち) được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp được giã trong khuôn và nặng thành hình. Vào ngày lễ hội Mochitsuki Nhật Bản theo truyền thống thì người Nhật mới làm bánh mochi, đây chính là món bánh truyền thống trong dịp lễ tết Nhật Bản. Hãy cùng Mochiba tìm hiểu cụ thể về lễ hội Mochitsuki và nguồn gốc bánh mochi thế nào trong bài viết sau nhé!

⇒ Tuyệt Chiêu Làm Bánh Mochi Mè Đen Hàn Quốc Xốp – Thơm

Lễ hội Mochitsuki Nhật Bản và nguồn gốc bánh mochi

Lễ hội Mochitsuki

Là lễ hội theo phong tục của người Nhật. Vào ngày này, họ cùng nhau làm bánh bao nếp, được gọi là mochi. Lễ hội Mochitsuki Nhật Bản rất ý nghĩa trong lễ kỉ niệm Tết nguyên đán ở Nhật Bản. Theo quan niệm của người Nhật Bản từ xa xưa cho rằng ăn bánh mochi trong năm mới để cầu mong những điều tốt đẹp, sự may mắn và sức khỏe an khang sẽ tới với bản thân và gia đình.

Mochi là loại bánh gạo ngọt, tsuki là một từ tiếng Nhật có nghĩa là “làm”. Dựa vào cách làm truyền thống, loại bánh gạo ngọt này được ngâm qua đêm và sau đó hấp trên lửa trong một chiếc hộp bằng gỗ được gọi là “seiro”, rồi nghiền thành bột nhão mịn trong một chiếc bát bằng đá “usu”. Bên cạnh đó trong lễ hội này còn có các hoạt động cho cả gia đình bao gồm trà đạo, thư pháp và ikebana và nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản.

Ở Nhật Bản, lễ hội Mochitsuki đã trở thành một nghi lễ, một nét văn hóa truyền thống được lưu giữ cho đến tận ngày nay và hàng năm đều có lễ hội Mochitsuki Nhật Bản trong các dịp lễ tết hoặc lễ mừng mùa màng bội thu.

Nguồn gốc của bánh mochi có phải là ở Nhật Bản?

Mặc dù Nhật Bản nổi tiếng với mochi, bạn cũng tìm thấy mochi rất ngon ở Đài Loan. Đài Loan phát cuồng vì món ăn này đến mức có cả một Bảo tàng Mochi Đài Loan.

Nhật Bản cai trị Đài Loan trong khoảng thời gian 50 năm bắt đầu từ cuối những năm 1800. Có thể các nhà sản xuất mochi Đài Loan đã mang cách thức làm mochi sang Trung Quốc Đại lục, vì vậy Trung Quốc cũng có truyền thống ăn thực phẩm làm từ gạo nếp tương tự như vậy.

Cũng có thể nguồn gốc bánh mochi là ở Trung Quốc. Trung Quốc đã truyền lại truyền thống làm bánh mochi cho Nhật Bản vào một thời điểm nào đó; tương tự như những thứ họ đã truyền lại cho Nhật Bản từ rất sớm trong lịch sử; gồm ngôn ngữ viết, văn hóa, kiến ​​trúc, trang phục, võ thuật và tín ngưỡng.

Ý nghĩa bánh mochi trong đời sống người Nhật

Trong những ngày lễ tết

Ngày Tết, Tết Trung Thu, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho một năm dồi dào sức khỏe và trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật cột bánh Mochi trên thanh tre dài rồi nướng trong đống lửa. Họ tin rằng khi ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe cho suốt cả năm.

Trong lễ cưới

Theo phong tục, một số người tiến hành nghi thức giã bánh gạo Mochi ngay trên sân khấu làm lễ cưới của cô dâu – chú rể. Truyền thống này đã được lưu truyền từ rất lâu. Chú rể cũng tự tay giã bánh ngay tại tiệc cưới của mình. Sau đó, đôi uyên ương thực hiện nghi thức ăn bánh Mochi. Đặc điểm của loại bánh gạo nếp này là rất dẻo và dính, vì vậy, người Nhật cho rằng, những cặp vợ chồng cùng ăn bánh Mochi sẽ sống với nhau mãi mãi, không thể tách rời nhau.

Trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki

Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật. Buổi lễ do một vị chức sắc trong Thần Đạo chủ trì. Sau đó, những người phụ trách công trình sẽ ném bánh gạo ra phía trước hiên nhà với niềm tin các vị thần đất đai sẽ phù hộ cho việc xây dựng tòa nhà thành công, không gặp trở ngại. Số bánh Mochi bị ném đi sẽ được các em nhỏ nhặt hết. Đây được xem là sự chia sẻ niềm vui với gia chủ. Đối với người Nhật, bánh Mochi theo chân họ từ khi mới được sinh ra, đến lúc trưởng thành và tự lập cuộc sống riêng.

TOP từ khóa tìm kiếm

  • bánh matcha mochi

  • bánh mochi dài

  • giá bánh mochi nhật bản

  • bánh mochi trứng muối đài loan

  • máy làm bánh mochi nhật bản

  • hạn sử dụng bánh mochi

  • bánh mochi anh đào

  • bánh mochi mashu

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.