Tục Lệ Ăn Bánh Mochi Dẻo Đầu Năm Mới Của Người Nhật

Ở đất nước mặt trời mọc, bánh Mochi được xem là một trong những biểu tượng không thể thiếu của này tết. Nhưng tại sao là bánh Mochi dẻo mà không phải một loại bánh nào khác? Cùng Mochiba tìm hiểu phong tục ăn bánh mochi dẻo đầu năm của người Nhật thế nào nhé!

⇒ Làm Bánh Mochi Nhật Bản Truyền Thống Cho Gia Đình

Ý nghĩa của bánh Mochi

Mochi (tiếng Nhật: , もち) là một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản. Bột gạo được đập nhuyễn ra, sau đó nhào và nặn thành hình chiếc bánh, tiếp theo bánh được mang đi nấu hoặc nướng tuỳ vào sở thích và khẩu vị từng gia đình.

Họ bày trí Mochi ở hốc tường Toko-noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này được gọi là Kagami-mochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh

Những thông tin thú vị về loại bánh mochi dẻo

Công đoạn giã gạo công phu

Để làm ra một chiếc bánh Mochi, người Nhật phải tỉ mỉ trong từng công đoạn làm. Những hạt cơm dai sẽ được hấp với đường cát để có vị ngọt đặc trưng. Khi thu được hỗn hợp gạo nếp dẻo thơm, người Nhật sẽ giã gạo.

Xay gạo là công đoạn luôn đòi hỏi người thực hiện phải thực sự khéo léo và nhanh nhẹn. Nếp được giã trong cối bằng chày gỗ lớn và ai đó nhanh tay nâng khối gạo lên sau mỗi lần giã. Công đoạn này đòi hỏi người nhào bột phải có nhiều kinh nghiệm và tính toán thời gian chính xác với nhịp của người đánh bột, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn.

Khi nghiền ra, bột tỏa ra lớp khói mỏng, trắng, dẻo, có mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Gạo nếp phải được giã thật nhuyễn, nếu không hạt gạo sẽ mất ngon, ảnh hưởng đến mùi vị của thành phẩm. Mochi được làm tùy theo sở thích của từng gia đình, có thể nấu, cuốn với nhân hoặc nướng khác nhau.

Cách làm bánh mochi hình vuông

Người dân xứ sở hoa anh đào gọi bánh Mochi hình vuông (hoặc hình chữ nhật) là Kaku – Mochi với ý nghĩa tượng trưng cho sự gần gũi của làng quê. Do trước đây, đa số người Nhật sống trong những ngôi nhà dài và hẹp, không gian bếp rất khiêm tốn nên mỗi khi muốn làm bánh Mochi, các chị em thường rủ nhau làm ngay tại sân chung của ngôi nhà. Họ tập hợp các nguyên liệu rồi tự tay làm những chiếc bánh lớn, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ để chia cho mọi người.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay cách làm bánh Mochi thường có hình tròn mô phỏng mặt trăng với ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy và thịnh vượng của người Nhật.

Hình dung về chiếc bánh mochi dẻo may mắn của người Nhật 

Về hình dáng

Bánh mochi Nhật Bản có dạng hình tròn, kích thước vừa nắm tay người lớn và có 3 lớp. Lớp ngoài cùng được làm bằng gạo nếp, tính dẻo. Lớp giữa là nhân đậu đỏ. Lớp trong cùng có thể có thêm kem lạnh.

Hương vị bánh 

Bánh mochi dẻo Nhật Bản có rất nhiều loại và nhiều cách chế biến khác nhau. Đối với bánh mochi truyền thống, khi ăn có cảm giác giống như bánh bao chỉ với lớp vỏ bánh dẻo, nhân bên trong ngọt thơm và rất cuốn hút.

Vì sao ăn bánh mochi dẻo đầu năm lại mang sự may mắn đến cho người Nhật

Bánh mochi trong tết là món ăn thờ cúng và không thể thiếu trong các gia đình ở Nhật Bản tương tự như bánh chưng, bánh tét ở Việt Nam. Người Nhật thường dọn mochi ở hốc tường Tokonoma một cách trang trọng hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh mochi này được dùng với các tên đặc biệt hơn là Kagami mochi – tức bánh mochi dâng lên thần linh.

Ăn bánh mochi  với người Nhật không đơn giản chỉ là một món ăn thông thường mà còn mang trên mình giá trị về lịch sử và văn hóa sâu sắc. Thành phần chính của bánh mochi là gạo, theo quan niệm của người Nhật từ xưa, gạo chứa đựng những tinh hoa của đất trời thiên nhiên. của thần linh ban tặng. Vì vậy ăn bánh mochi vào djpj tết sẽ được thần linh gửi gắm này vào cuộc sống, giúp đem lại hạnh phúc, ấm no và trọn vẹn cho gia đình.

TOP từ khóa được tìm kiếm

  • bánh mochi

  • mochi kem

  • bánh mochi kem lạnh

  • bánh mochi nhật

  • bánh mochi lạnh

  • mochi kem lạnh

  • bánh mochi tươi

  • bánh mochi kem

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.